Tổng quát Hiến pháp Hiến_pháp_Lào

Hiến pháp năm 1991 của Lào chứa nhiều yếu tố của cuộc cách mạng trước đó, cởi mở trong việc tự do kinh tế và chính trị hóa, cũng như việc thay đổi chính sách đối ngoại với các quốc gia truyền thống và cựu thù, các nguyên tắc chung sống hòa bình được tuân thủ. Hiến pháp quy định các chức năng cụ thể của hệ thống chính trị và các quy định quyền hạn của công dân.

Các Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh và huyện được bãi bỏ vì "không cần thiết", để phù hợp với bộ máy nhà nước và với nhu cầu xây dựng phát triển theo "các điều kiện thực tế của đất nước". Đứng đầu các đơn vị hành pháp của địa phương là Thống đốc,Thị trưởng, Tỉnh trưởng... "quản lý các khu vực và địa phương mà không cần bất kỳ sự trợ giúp của các cơ quan dân bầu". Vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong đất nước được minh chứng bằng Bộ Chính trị. Các thành viên Bộ Chính trị nằm hầu hết các chức vụ chủ chốt lãnh đạo chi phối quốc gia.

Ngay tại điều đầu tiên cụm từ "các bộ tộc Lào" được xuất hiện và được nhắc tới nhiều lần trong Hiến pháp, một nỗ lực thống nhất và đoàn kết các sắc tộc của Đảng và Nhà nước. Các thành phần nòng cốt là nông dân, công nhân và trí thức. Lời mở đầu kỷ niệm cuộc cách mạng thực hiện trong 60 năm dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Vai trò của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về quyền hạn và nhiệm vụ gần như không có trong Hiến pháp, điều 3 Chương I Chế độ Chính trị-"Quyền làm chủ nhà nước của nhân dân các bộ tộc Lào được bảo đảm và thực hiện thông qua chế độ chính trị với hạt nhân lãnh đạo là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào".

Hiến pháp của Lào không nhắc tới việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hay là quốc gia cộng sản... Điều 2 "Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nhà nước dân chủ nhân dân".

Điều 7 Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước, Liên đoàn các tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng, và Liên hiệp các hội phụ nữ "đoàn kết và vận động nhân dân". Tính đến giữa năm 1994, nhiệm vụ của Mặt trận Lào xây dựng đất nước là huy động sự giúp đỡ chính trị và nâng cao ý thức chính trị cho các mục tiêu của đảng giữa các tổ chức khác nhau, các nhóm dân tộc, tầng lớp xã hội trong xã hội. Các tổ chức đoàn thể khác được phân công để theo đuổi các mục tiêu này trong các quần thể mục tiêu của họ trong công nhân, thanh niên và phụ nữ.

Hiến pháp tuyên bố rằng nhà nước sẽ tôn trọng những "nguyên tắc bình đẳng giữa các bộ tộc Lào", giữ nguyên "thuần phong mỹ tục và văn hóa". Hơn nữa, nhà nước cam kết sẽ nâng cao "kinh tế xã hội của tất cả các nhóm dân tộc".

Về tôn giáo, nhà nước "tôn trọng và bảo vệ tất cả các hoạt động hợp pháp của các Phật tử và những người theo tôn giáo khác." Các nhà sư Phật giáo và các giáo sĩ khác được nhắc nhở rằng nhà nước khuyến khích họ "tham gia vào các hoạt động có lợi cho đất nước".

Hiến pháp gồm 10 chương, Chương I chế độ chính trị, Chương II Cơ cấu kinh tế-xã hội, Chương III - Quyền và nghĩa vụ của công dân, Chương IV Chức năng và quyền hạn Quốc hội, Chương V - Quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước, Chương VI - Quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ, Chương VII - chính quyền địa phương, Chương VIII - hệ thống tư pháp, Chương IX - ngôn ngữ, chữ viết, và các biểu tượng quốc gia, Chương X - sửa đổi Hiến pháp (phải có sự chấp thuận của 2/3 thành viên Quốc hội).

Hiến pháp Lào đã được sửa đổi và thông qua ngày 6/5/2003, gồm 98 điều và 11 chương.